Biện pháp tu từ là gì? Kiến thức về biện pháp tu từ khá đa dạng & phong phú khiến các bạn học sinh rất dễ nhầm lẫn và xác định sai trong các bài kiểm tra. Cùng Ba La Cà tìm hiểu thêm nhé.
Biện pháp tu từ là gì?
Biện pháp tu từ là cách sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ (về từ, câu hoặc cả đoạn văn bản) trong từng ngữ cảnh nhất định nhằm mục đích tăng tính gợi hình, gợi cảm khi diễn đạt. Thông qua đó, người viết tạo ấn tượng cho những người đọc hình dung và cảm nhận rõ nét về hình ảnh, cảm xúc một cách chân thực.
Trong tiếng Việt, có rất nhiều biện pháp tu từ được sử dụng để tăng tính thẩm mĩ, tạo dấu ấn riêng cho mỗi tác phẩm. Có nhiều cách sử dụng biện pháp tu từ, tác giả có thể dùng một hoặc kết hợp nhiều biện pháp tu từ khác nhau để biểu đạt, bày tỏ cảm xúc của mình.
Tác Dụng Của Biện Pháp Tu Từ
Các biện pháp tu từ bao gồm:
+ Biện pháp tu từ so sánh.
+ Biện pháp tư từ nhân hóa.
+ Biện pháp tu từ ẩn dụ.
+ Biện pháp tu từ hoán dụ.
+ Biện pháp tu từ nói quá.
+ Biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh.
+ Biện pháp tu từ điệp từ, điệp ngữ.
+ Biện pháp tu từ chơi chữ.
+ Biện pháp tu từ liệt kê.
+ Biện pháp tu từ tương phản.
Tác Dụng Của Biện Pháp Tu Từ
Biện pháp tu từ có tác dụng để mô tả sự vật, hiện tượng một cách sinh động hơn các cách mô tả thông thường. Mang lại những giá trị cao hơn khi mô tả có thể kể tới như:
- Nhấn mạnh ý nghĩa, cảm xúc, nâng cao khả năng biểu cảm, gợi hình cho lời văn
- Khi sử dụng biện pháp tu từ làm tăng tính nghệ thuật cho tác phẩm
- Hình ảnh của sự vật, hiện tượng hiện lên cụ thể hơn, sinh động hơn
Giải Thích Chi Tiết Biện Pháp Tu Từ Bằng Video
Phân Biệt Các Biện Pháp Tu Từ Chi Tiết
Biện pháp so sánh
So sánh là một trong những biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất không chỉ trong văn học mà còn cả trong giao tiếp hàng ngày. Biện pháp này được sử dụng nhằm đối chiếu các sự vật, hiện tượng này với các sự vật, hiện tượng khác có điểm tương đồng nhau.
Ví dụ: Chiếc thuyền căng buồm đón gió rồi chạy băng băng trên mặt sóng như một mũi tên vừa được bắn ra khỏi cung.
Trong câu văn trên, biện pháp tu từ so sánh được sử dụng nhằm miêu tả hình ảnh chiếc thuyền và mũi tên khi có sự tương đồng về tốc độ. Nhờ đó hình ảnh chiếc thuyền dần được hình dung trong suy nghĩ của người đọc một các sinh động hơn.
Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh là giúp tăng tính gợi hình, gợi tả khi diễn đạt.
Lưu ý, mục đích của phép so sánh không phải là tìm sự giống nhau hay khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng mà là giúp người đọc, người nghe dễ dàng hình dung ra sự vật hiện tượng đó một cách sinh động và hấp dẫn hơn.
Thực tế, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp biện pháp tu từ so sánh trong lời ăn, tiếng nói hàng ngày cũng như các câu ca dao tục ngữ, điển hình như:
- Đen như gỗ mun
- Trắng như tuyết
- Chậm như sên
- Chắc như đinh đóng cột
- So sánh ngang bằng: Ví dụ: Da trắng như tuyết
- So sánh không ngang bằng: Những ngôi sao thức ngoài kia, chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
Cách nhận biết biện pháp tu từ so sánh là trong câu nhắc đến 2 sự vật có điểm tương đồng và thường sử dụng các từ so sánh như (như, giống như, không bằng, cặp từ bao nhiêu… bấy nhiêu).
Biện pháp tu từ nhân hóa
Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng các từ ngữ chỉ hành động, tính chất hay suy nghĩ vốn được dùng cho người để miêu tả đồ vật, con vật hay một sự vật nào đó
Ví dụ: Sáng sớm tinh mơ, trên những nhụy hoa còn vương những hạt sương đêm, chị ong đã cần mẫn tìm hoa lấy mật.
Trong câu trên, hình ảnh con ong đã được nhân hóa với từ “chị” – đại từ vốn được dùng chỉ người. Nhờ đó mà người đọc cảm thấy câu văn sinh động và gần gũi hơn.
Biện pháp tu từ nhân hóa có vai trò quan trọng nhằm biểu thị được suy nghĩ, tình cảm của con người cũng như giúp người đọc cảm thấy sinh động, gần gũi hơn.
- Dùng những từ ngữ chỉ người để gọi đồvật, con vật. Ví dụ Chú gà trống, chị ông Nâu, ông Mặt trời…
- Dùng từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động con người để chỉ tính chất, hoạt động của sự vật. Ví dụ: Ông trời mặc áo giáp đen ra trận, Sóng đã cài then đêm sập cửa
Biện pháp tu từ ẩn dụ
Đây là một trong những biện pháp tu từ thường được sử dụng rất nhiều trong văn học. Phép tu từ ẩn dụ được định nghĩa bằng việc gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên của những sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng.
Ví dụ: Người ta nói gần mực thì đen mà gần đèn thì rạng.
Trong câu tục ngữ trên, mực là sự vật nhằm ẩn dụ cho môi trường xấu, đèn là ẩn dụng cho môi trường tốt.
Tác dụng biện pháp tu từ ẩn dụ là giúp tăng thêm sức biểu cảm cho câu từ. Không những thế ẩn dụ còn giúp câu văn giàu hình ảnh và mang tính hàm súc cũng như biểu cảm hơn. Nhờ đó người đọc người nghe dễ dàng bị lôi cuốn.
- Ẩn dụ hình thức: Người viết hoặc người nói ẩn đi một phần ý nghĩa dựa trên nét tương đồng về hình thức.
Ví dụ: “Về thăm quê Bác làng Sen/ Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng“. Thắp và nở đều có điểm chung về hình thức thức chỉ sự phát triển, tạo thành . Thắp là ẩn dụ chỉ việc hoa râm bụt nở hoa. - Ẩn dụ cách thức: Gọi tên sự vật, sự việc này bằng tên sự vật, sự việc khác có nét tương đồng về cách thức
Ví dụ: “Uống nước nhớ nguồn”. - Ẩn dụ về phẩm chất: Sử dụng những từ tương đồng về phẩm chất để chỉ một sự vật sự việc nào đó
Ví dụ: “Thuyền về có nhớ bến chăng/ Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền“
Trong phép ẩn dụ này, thuyền chỉ người con trai và bến là người con gái. - Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Mô tả tính chất, đặc điểm sự vật được nhận biết bằng giác quan này thông qua những được miêu tả qua từ ngữ dùng cho các giác quan khác.
Ví dụ: “Ngày ngày đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”.
Biện pháp tu từ hoán dụ
Hoán dụ là biện pháp tu từ được định nghĩa bằng việc gọi sự vật, hiện tượng này thay bằng tên sự vật hiện tượng khác mà có nét tương cận.
Ví dụ: “Áo chàm tiễn buổi chia li”
Áo chàm trong câu thơ trên là để chỉ người Việt Bắc. Vì thực tế người Việt Bắc thường mặc áo chàm nên hình ảnh áo chàm giúp người đọc liên tưởng ngay đến người Việt Bắc và có cảm giác gần gũi hơn.
Tác dụng của hoán dụ là giúp biểu thị mối quan hệ gần gũi, có tính chất tương đồng của sự vật – hiện tượng này với sự vật – hiện tượng khác nhằm tăng tính gợi hình, gợi tả cho câu văn.
Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp:
+ Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể:
Ví dụ:
“Đầu xanh có tội tình gì
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi”
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
“Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”
(Bài ca vỡ đất – Hoàng Trung Thông)
+ Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng:
Ví dụ:
“Vì sao trái đất nặng ân tình,
Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh”
(Tố Hữu)
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật:
Ví dụ:
“Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”
(Việt Bắc – Tố Hữu)
+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
Ví dụ:
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Lưu ý:
Ẩn dụ và hoán dụ cùng chung cấu trúc nói A chỉ B nhưng khác nhau:
– Ẩn dụ: A và B có quan hệ tương đồng (giống nhau)
– Hoán dụ: A và B có quan hệ gần gũi, hay đi liền với nhau.
Biện pháp tu từ đảo ngữ
Đảo ngữ là biện pháp tu từ được sử dụng bằng cách biến đổi trật tự cấu tạo ngữ pháp thông thường của câu văn nhằm nhấn mạnh đến nội dung mà người dùng muốn biểu đạt.
Ví dụ.
“Nhớ nhà, Hoàng đi xe máy vượt hơn cả ngàn cây số để về thăm cha mẹ”
Trong câu thơ trên, động từ được đảo lên đầu câu nhằm nhấn mạnh hành động
Biện pháp nói giảm, nói tránh
Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn bằng cách diễn đạt một cách tế nhị hơn nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê rợn, nặng nề; hoặc thô tục, bất lịch sự.
Ví dụ: Ngày 2/9/1969 là ngày Bác đã đi xa mãi mãi.
Từ “đi xa mãi mãi” là từ nói giảm nói tránh của để giảm cảm giác đau buồn cho câu văn trên.
Biện pháp tu từ nói quá
Nói quá là biện pháp tu từ dùng cách phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, làm tăng sức biểu cảm cho câu.
Ví dụ: Tôi đã đi cả ngàn cây số đến đây, chỉ để được viếng thăm Bác.
“Cả ngàn câu số” trong câu trên là cụm từ được sử dụng biện pháp tu từ nói quá nhằm nhấn mạnh về quãng đường xa xôi.
Phép đối
Phép đối hay còn gọi là biện pháp tu từ tương phản, đối lập là cách sử dụng các từ ngữ đối lập nhau để làm nổi bật điều mà người dùng muốn diễn đạt.
Ví dụ: “Tôi dại tôi tìm nơi vắng vẻ, bạn khôn bạn đến chốn lao xao”
Câu văn trên đã sử dụng những từ ngữ đối lập nhau như “dại – khôn”, “vắng vẻ – lao xao” để tăng hiệu quả diễn đạt cho câu.
Điệp ngữ
Điệp từ, điệp ngữ là biện pháp tu từ lặp lại liên tiếp nhiều lần một từ hoặc cụm từ nhằm nhấn mạnh, gợi liên tưởng, tạo ấn tượng cho người đọc.
Ví dụ: “Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn – Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”
Trong câu thơ trên “một ngọn lửa” được lặp lại nhiều lần nhằm tạo ấn tượng với người đọc.
Câu hỏi tu từ
Câu hỏi tu từ là một trong những loại câu hỏi được sử dụng thường xuyên không chỉ trong văn học mà còn trong đời sống thường ngày. Câu hỏi tu từ được người dùng sử dụng không nhằm mục đích tìm câu trả lời mà để làm rõ vấn đề, mang ý khẳng định lại, nhấn mạnh nội dung mà người sử dụng muốn gửi gắm.
Ví dụ: Trong thư gửi học sinh cả nước nhân ngày khai trường của Bác Hồ, Bác có viết rằng non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc chúng ta có bước tới đài vinh quang được hay không, phụ thuộc phần lớn vào công học tập của học sinh cả nước.
Trong câu trên, Bác Hồ đã sử dụng câu hỏi tu từ để làm nổi bật lên nội dung.
Liệt kê
Liệt kê là cách sử dụng liên tiếp các từ hoặc cụm từ cùng loại với nhau nhằm diễn tả đầy đủ, rõ ràng một nội dung nào đó.
Ví dụ: Trâu, bò, lợn, gà, chó, mèo đều là những động vật đã được con người thuần hóa.
Câu trên đã sử dụng biện pháp liệt kê để miêu tả đầy đủ và rõ ràng các loại động vật gắn liền với đồi sống con người.
Dấu chấm lửng
Dấu chấm lửng không chỉ là dấu câu mà còn mang nhiều ý nghĩa như một biện pháp tu từ. Dấu chấm lửng có thể sử dụng nhằm diễn tả người viết còn ý chưa diễn đạt hết, hoặc thể hiện lợi nói bị ngắt quãng hay sử dụng với mục đích châm biếm.
Ví dụ: Người thanh niên ấy đã ra đi ở tuổi đời rất trẻ, thật không ngờ…
Dấu chấm lửng ở đây đóng vai trò thể hiện cảm xúc tiếc nuối của người viết.
Trên đây là tổng hợp 10 biện pháp tu từ đã được học trong chương trình Ngữ văn, mong rằng với nội dung này các em sẽ hiểu và vận dụng các kiến thức đã học để đưa ra những đáp án cho các bài tập vận dụng tốt nhất nhé.