Bạn đang tìm một giải pháp chất lượng để có thể lưu trữ số lượng lớn các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, dược phẩm,… cho cửa hàng hay doanh nghiệp của mình? Vậy kho lạnh chính là một câu trả lời tuyệt vời cho băn khoăn của bạn đấy. Vậy kho lạnh là gì? Quy trình lắp đặt kho lạnh như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn tại bài biết dưới đây của chúng tôi nhé!

Kho lạnh là gì?

Kho lạnh hiểu đơn giản là một phòng kín hay là một kho chứa đồ, được xây dựng với mục đích chính là để bảo quản hàng hóa và sản phẩm ở bên trong. Kho lạnh sẽ giúp hạn chế tối đa sự hư hại của các sản phẩm trong thời gian dài. Kho lạnh có nhiệt độ giảm xuống rất thấp để kìm hãm sự sinh sôi và phát triển của những loại vi khuẩn và sự phân hủy của các sản phẩm, Điều này sẽ giúp sản phẩm giữ được tươi hơn và lâu hỏng hơn, có thể đạt chất lượng tốt nhất giống như lúc ban đầu sau một thời gian dài.

Lắp đặt kho lạnh mini từ cơ điện lạnh ATHEN Trung tâm Dịch vụ Cơ Điện lạnh ATHEN | codienlanhAthen

Kho lạnh bảo quản thực phẩm hiện nay đã là một trong số các thiết bị không thể thiếu đối với các đơn vị kinh doanh với số lượng đồ cần để tươi lâu lớn như nhà hàng, siêu thị, khách sạn, hệ thống chế biến thực phẩm đông lạnh, các nhà máy thủy sản, thực phẩm, hạt giống…. Những sản phẩm này cần phải được bảo quản trong kho lạnh thì mới có thể đảm bảo được chất lượng tốt nhất và thời hạn sử dụng tối đa của chúng.

Tháo dỡ di dời kho lạnh

Chính vì vậy, một kho lạnh được thi công và lắp đặt không đúng kỹ thuật hoặc bị sai thông số của nó thì có thể sẽ dẫn đến việc kho lạnh không thể thực hiện được tốt nhất chức năng chính của mình đó là bảo quản sản phẩm. Ngoài ra, kho lạnh không hoạt động tốt còn dẫn đến chi phí sản xuất tăng lên nhưng hiệu quả thì lại không có.

Cấu tạo của kho lạnh

Để có thể lắp đặt đúng và sử dụng hiệu quả tối đa kho lạnh, chúng ta cũng cần nắm được sơ qua về cấu tạo của nó. Một kho lạnh thường bao gồm các bộ phận:

Vỏ Kho – Tấm cách nhiệt

Vỏ kho hay tấm cách nhiệt được cấu tạo từ 3 lớp vật liệu chính gồm có: Lớp ngoài cùng là Tole với độ dày khoảng 0,35 đến 0,45mm được phủ sơn tĩnh điện, có thể chống bị ăn mòn bởi những tác động từ bên ngoài.

Những ưu điểm nổi bật của tấm panel cách nhiệt kho lạnh lõi PU

Lớp giữa là Xốp EPS (xốp trắng) chuyên được sử dụng cho các kho lạnh thường để nhiệt độ là âm 7 độ C. Hoặc cũng có thể là xốp PU (xốp vàng) chuyên dùng cho các kho lạnh thường để nhiệt độ thấp nhất tới âm 60 độ C, có độ dày khoảng từ 05cm cho đến 25cm và có tỉ trọng nén cao.

Cửa Kho – Cửa ra vào

Cửa kho gồm có 02 loại là kiểu cửa với cánh mở ra và kiểu cửa với cánh trượt sang phải hoặc sang trái giúp tiết kiệm diện tích. Cửa kho lạnh thường được đúc nguyên tấm, với khung bao là Inox 100% chống ăn mòn, han gỉ, có thể cách nhiệt hoàn toàn một cách rất hiệu quả với môi trường bên ngoài.

Xem Thêm:   Liêng Là Gì? Trải nghiệm chơi liêng kịch tính và hấp dẫn

Kho lạnh mini - KHO LẠNH QUANG MINH

Ngoài ra, cửa cũng có chốt an toàn, giúp chống khóa nếu có người bên trong. Kích thước cửa có thể là rộng 600m và cao 1600mm, và cũng có thể là rộng 2000mm và cao 3000mm.

Cụm máy nén dàn ngưng

Các kho lạnh thường được thiết kế với các cụm máy được nhập khẩu chính hãng từ nước ngoài như Italia, Pháp, Thái Lan, Trung Quốc,… Với chất lượng đảm bảo và chuẩn công nghệ hiện đại.

Thiết bị tủ điện điều khiển

Tủ điện điều khiển có thể hoàn toàn hoạt động ở chế độ tự động, sử dụng những thiết bị điện tốt nhất trên thị trường hiện nay như Mitsubishi – Nhật Bản, LS – Hàn Quốc, Schneider – Đức,… với độ ổn định cao, vô cùng bền bỉ, đóng ngắt một cách chính xác 100%.

Tủ điện điều khiển Kho lạnh - Công Ty Cổ Phần Điện Lạnh Trí Phát

Gas Lạnh 

Loại gas lạnh sử dụng tốt nhất hiện nay cho các kho lạnh công nghiệp chính là R404A. Vì gas lạnh có tính làm lạnh cực nhanh với hiệu suất cao, rất thân thiện với môi trường.

Quy trình lắp đặt kho lạnh

Quy trình lắp đặt kho lạnh cơ bản gồm những bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị tốt địa điểm, nền, độ bằng phẳng và cân đối của nền nơi lắp đặt kho đông lạnh.

Đầu tiên, cần kiểm tra mặt phẳng của nền nơi muốn lắp đặt kho lạnh bằng các công cụ đo đạc như ti ô nước. Sau đó, chỉnh sửa những vị trí không phù hợp, hay những vị trí với độ cao thấp sai lệch lớn hơn khoảng 5mm (nếu có). Và nếu được thì khắc phục ngay các sai lệch để tránh việc khó khăn khi lắp khung Panel.

Do kho lạnh là để bảo quản sản phẩm trong một khoảng thời gian dài, nhiệt độ lạnh sẽ có thể truyền qua hệ thống kết cấu cách nhiệt và xuống nền đất, đọng lại thành những giọt nước li ti. Quá trình này diễn ra lâu dài và tích tụ sẽ dẫn đến làm mất mỹ quan cho công trình và đồng thời sẽ có thể làm phá vỡ hệ số dẫn nhiệt của vật liệu cách nhiệt.

Chính vì vậy mà trước khi bắt đầu lắp đặt kho lạnh, các bạn nên chú ý thiết kế xây dựng con lươn nền để tạo khoảng trống giữa tấm cách nhiệt với mặt đất hay các bạn cũng có thể dùng khung đỡ với chức năng tương tự. Các con lươn để thông gió được làm bằng bê tông hay xây bằng gạch, cao từ 100 mm – 200 mm.

Bước 2: Lắp đặt vỏ ngoài của kho lạnh

Việc đầu tiên của bước này là lắp đặt hệ thống treo trần. Hệ thống này dành cho các kho lạnh lớn có chiều dài Panel trần hơn 3.6. Panel trần của kho lạnh có cấu tạo là các thanh thép tròn có phi là 34 và phi là 27 hàn lại với nhau theo kết cấu là khung dầm bê tông. Sau đó sẽ được đặt lên phần khung dàn treo trần của kho đông lạnh. 

Xem Thêm:   Trần Lập Nông 📌 Tiểu Sử, Sự Nghiệp Profile Chi Tiết

Phải kiểm tra kĩ càng về độ chắc chắn, hay độ cao của khung đã phù hợp với độ cao phủ bì của kho lạnh hay chưa. Tiếp đó cần xác định được các vị trí cần treo móc và lắp đặt hệ thống treo trần theo đúng như bản thiết kế đưa ra.

Tiếp đó là đến khâu lắp đặt Panel. Panel kho lạnh là những tấm phiên cách nhiệt có thể là dạng PU, được phun lớp mạ đồng đều đặn và được kết dính 2 mặt chắc chắn bởi Tole chống gỉ ColoBond. Khi lắp Panel cần luôn phải đảm bảo về kỹ thuật khe phải hở giữa 2 gờ tole của phần ghép Panel. Khi lắp đặt Panel, nên lưu ý có 3 liên kết Panel chính ở trong kho gồm tường-trần, tường- tường và tường- nền.

Trên thị trường hiện nay đang bán 2 loại panel chính là Panel Pu (sử dụng cho kho âm sâu) và Panel EPS (sử dụng cho kho dương):

  • Đối với loại Panel Pu: Loại này được thiết kế bằng các tấm cách nhiệt PU có tỉ trọng lên tới 40 kg/m3. Panel sẽ được liên kết lại với nhau qua các khóa Camlock. Còn trong trường hợp bạn không muốn dùng khóa Camlock, thì vẫn hoàn toàn có thể thay thế bằng tấm mộng âm dương, được gia cố chắc chắn bằng các thanh hình V (ke góc)
  • Đối với loại Panel EPS: Loại Panel này được liên kết giữa những tấm Panel lại với nhau bằng mộng âm dương. Và ở các góc cạnh giữa panel trần với panel tường sẽ được gia cố bằng các thanh V giúp làm tăng độ cứng và chắc chắn.

Các bạn cũng cần lưu ý thêm một số yêu cầu như sau:

  • Cần phải lắp Panel tường và Panel trần cùng lúc.
  • Trong quá trình lắp đặt, nên dùng những thanh hình V tole với kích thước là 40x40x2 mm với độ dài là 200mm, được bắn rivet cố định ở vị trí mặt trong và mặt ngoài của các mối ghép của từng cặp Panel. Như vậy để đảm bảo được sự liên kết một cách chặt chẽ các tấm Panel tường – trần.
  • Cần đảm bảo được mật độ khe hở ở giữa 2 tấm Panel là từ 3 cho đến 5mm trong quá trình lắp ráp
  • Các bộ khoá Camlock âm (-) và dương (+) phải được siết chặt chẽ với nhau.

Bước 3: Lắp đặt hệ thống dàn ngưng cho kho lạnh

Khi lắp đặt dàn ngưng phải đảm bảo là lắp đúng với kỹ thuật và bản thiết kế đã được bố trí. Cụm máy phải được để ở trên của dàn khung sắt hay móng bê tông, có độ cao từ 150m trở lên để có thể đảm bảo được máy móc không bị hư hỏng. Và dù là khung hay móng cũng đều cần phải có rãnh thoát nước.

Đối với dàn ngưng giải nhiệt gió thì nên đặt ở vị trí cách tường tối thiểu là 300mm. Còn đối với dàn ngưng giải nhiệt nước thì cần lắp đặt cần để 2 đầu dàn ngưng cách nhau tối thiểu là trên 500mm. Phải có bao để che hoặc lắp đặt mái che cho cụm đặt máy và bơm nước giải nhiệt nếu đặt máy ngoài trời

Bước 4: Lắp đặt cửa kho đông lạnh

Như đã đề cập ở trên, có 2 loại cửa kho lạnh đó là cửa bản lề và cửa trượt. Tùy thuộc vào không gian và nhu cầu sử dụng của bạn mà chọn lắp đặt cửa cho phù hợp.

  • Đối với cửa bản lề kho lạnh: Các khóa – bản lề khi lắp phải được đảm bảo là chắc chắn và bền vững. Các Gioăng lạnh cần phải thật kín và tuyệt đối không làm thoát hơi ra môi trường bên ngoài. Các thiết bị điện trở sưởi phải luôn trong trạng thái hoạt động tốt khi kho lạnh đang vận hành. Khi lắp đặt cửa mở ra, đóng vào thì không được lắp lệch và phải được mở ra dễ dàng.
Xem Thêm:   10+ Loại Đá Ốp Lát Vỉa Hè, Cảnh Quan Phổ Biến [Kèm Báo Giá Mới Nhất]

  • Cửa trượt cách nhiệt kho lạnh: Cơ cấu của cửa trượt phải đảm bảo thật vững chắc, có thể trượt qua lại thật dễ dàng và nhẹ nhàng. Các tay đẩy phải được lắp ráp chắc chắn và các thiết bị điện trở sưởi cũng luôn phải trong tình trạng hoạt động tốt.

Bước 5: Lắp đặt tủ điện điều khiển

Hệ thống tủ điện cần phải được lắp đúng kỹ thuật theo như đã bố trí trong bản thiết kế nguyên lý điện. Đặc biệt là các kích cỡ của từng loại dây phải chuẩn xác, phải kiểm tra kĩ độ dài dây trước khi cắt. Tủ điện cần phải được lắp đặt tại nơi khô thoáng, không bị ẩm ướt và thuận tiện cho việc đi lại vận hành.

Phần dây điện phải được đi ở trong ống điện, được sắp xếp một cách ngay ngắn và cố định ở một vị trí nào đó bằng dây rút. Đường dây điện không được để đi qua nguồn phát nhiệt cao, khi lắp ngoài trời cần phải chú ý đặt sao cho nước không bị ngưng đọng trong ống. Nên đánh số ở từng vị trí dây và dây để tránh nhầm lẫn.

Bước 6: Hoàn thiện lắp đặt – Chạy thử – Kiểm tra và nghiệm thu lắp đặt

Tại bước này, cần lắp đặt hoàn thiện những thanh V nhôm với các mối ghép ở cạnh và góc trong và ngoài của kho lạnh, cùng nắp bịt đầu khóa Camlock. Sau đó là lắp đặt cửa của kho lạnh theo như bản thiết kế hướng dẫn lắp ráp mà nhà sản xuất đưa ra.

Hướng dẫn cách lắp đặt kho đông lạnh bảo quản chi tiết nhất 2020

Lắp đặt các phụ kiện kho khác đã có như đồng hồ đo nhiệt độ, chuông báo động, van cân bằng áp suất, đèn kho lạnh, công tắc chuông,… Phải đảm bảo lắp đầy đủ số lượng và đặt đúng tại vị trí theo như bản vẽ thiết kế. Tiếp đó là kiểm tra lại toàn bộ các mối ghép ở trong kho, và cuối cùng là bắn silicone giữa các khe và các mối nối của những chi tiết trong kho lạnh.

Bạn có thể tham khảo thêm Dịch vụ thiết kế kho lạnh tại: https://thietkekholanh.com/

Lắp đặt kho lạnh có ưu điểm gì?

  • Giúp lưu trữ được các sản phẩm và hàng hóa với số lượng lớn.
  • Có thể bảo quản hàng hóa trong khoảng thời gian lâu dài.
  • Giúp sản phẩm giữ được chất lượng tốt nhất trong thời gian dài nhất có thể.
  • Chi phí lắp đặt khá thấp nhưng hiệu quả kinh tế lại rất cao.
  • Tiết kiệm điện.
  • Rất dễ dàng để lắp đặt cũng như tháo gỡ và di dời, giúp thuận tiện khi vệ sinh.

Trên đây là những thông tin mà bạn cần nắm được về kho lạnh cũng như lắp đặt kho lạnh. Hy vong qua bài viết bạn đã có thể biết thêm được nhiều thông tin hữu ích và quyết định được có lắp một cái kho lạnh hay không. Chúc các bạn thành công.

Về Tác Giả

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *