Dây chằng chéo trước là một trong các cấu trúc phần mềm và có vai trò quan trọng làm vững khớp gối. Khi dây chằng chéo bị tổn thương sẽ làm cho lực tì đè bị biến đổi, hậu quả có thể dẫn đến là mất vững, rách sụn chêm,… và nặng nề nhất là dẫn đến thoái hóa khớp gối. Vậy nếu bị đứt dây chằng chéo trước thì mất bao lâu để có thể lành lại? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải quyết những băn khoăn về vấn đề này và đặc biệt là mổ dây chằng chéo trước bao lâu đi được?
Thông tin tổng quan về đứt dây chằng chéo trước
Đứt dây chằng chéo trước xảy ra khi phần đầu gối bị tác động mạnh bởi ngoại lực và gây đứt một phần hoặc đứt hoàn toàn dây chằng chéo trước. Trong đó thì tổn thương dây chằng chéo trước xảy ra phổ biến nhất là trường hợp bị dây bị đứt hoàn toàn.
Dây chằng chéo trước là gì?
Trước khi tìm hiểu về mổ đứt dây chằng chéo trước bao lâu thì đi được, bạn nên nắm được một số thông tin cơ bản về dây chằng chéo trước – một trong những loại dây chằng có vai trò quan trọng nhất với khớp gối trong cơ thể. Dây chằng chéo trước (tên khoa học là Anterior Cruciate Ligament – ACL) có vai trò liên kết xương đùi với xương ống chân, giúp giữ vững khớp gối và giúp tránh cho xương chày gặp nguy cơ bị lệch khỏi vị trí chính xác vì bị trượt ra trước hay bị xoay vào trong.
Trong khoảng 50% trường hợp bị tổn thương dây chằng chéo trước, thì kèm với đó là các cấu trúc khác của đầu gối như sụn chêm, dây chằng bên cạnh cũng bị tổn thương. Bên cạnh đó, thống kê cũng cho thấy rằng, đứt dây chằng chéo trước xảy ra ở nữ giới với tỉ lệ nhiều hơn ở nam giới. Nguyên nhân để giải thích cho vấn đề này chính là do cơ thể nữ giới có phần khung xương chậu rộng hơn, khiến cho phần xương đùi và xương chày hợp lại thành một góc lớn hơn, từ đó gây áp lực nhiều hơn cho dây chằng chéo trước, và nhất là trong chuyển động xoắn, do đó làm tăng nguy cơ chấn thương.
Dấu hiệu nhận biết
Cùng với cơn đau điển hình ở ngay vùng khớp gối, thì dấu hiệu chính của tổn thương dây chằng chéo trước là âm thanh “lục cục” có thể nghe thấy rõ ràng tại thời điểm dây chằng chéo trước bị rách hoặc đứt. Khi dây chằng bị tổn thương, bạn cũng có thể cảm thấy đầu gối của mình không còn ổn định bình thường và không thể chịu lực.
Và nếu bạn đang chơi thể thao hoặc đi bộ, thì bạn sẽ không thể tiếp tục hoạt động được nữa. Vùng xung quanh khớp sẽ bắt đầu bị sưng phù lên trong vòng 1 đến 2 giờ sau khi bị chấn thương, bạn sẽ rất khó hoặc không thể mở rộng được đầu gối… Trong nhiều trường hợp thì người bệnh còn bị mất toàn bộ khả năng chuyển động ở đầu gối.
Nguyên nhân
Tuy rằng theo thống kế, nữ giới thường bị gặp chấn thương đứt dây chằng chéo nhiều hơn so với nam giới, nhưng về cơ bản thì tất cả mọi người đều có nguy cơ bị chấn thương đứt dây chằng chéo như nhau. Nguyên nhân chính của đứt dây chằng chéo trước là do đầu gối bị vặn, điển hình là trong tư thế chân tiếp đất từ bước nhảy còn người bị xoay theo hướng ngược lại; cũng có thể là hướng đi bị thay đổi một cách đột ngột khi đang đi hoặc đang chạy; giảm tốc độ hoặc dừng lại quá đột ngột khi đang chạy; khớp gối bị mở rộng…
Một nguyên nhân khác đó là do bị va chạm mạnh vào phần đầu gối bởi người khác hoặc một vật nào đó. Loại chấn thương này thường xuất hiện với những người chơi các môn thể thao vận động với cường độ mạnh, dừng lại quá đột ngột và thay đổi hướng di chuyển cực nhanh với tỷ lệ 1/3.000 như: bóng đá, bóng chuyền, quần vợt,…
Tùy theo mức độ nghiêm trọng của chấn thương, đứt dây chằng chéo trước phân làm 3 cấp độ bao gồm:
- Cấp độ 1: Ở cấp độ này, dây chằng chéo trước bị giãn quá mức, nhưng vẫn giữ được đầu gối ổn định.
- Cấp độ 2: Ở cấp độ này, tình trạng chấn thương được gọi là đứt một phần. Dây chằng chéo trước đã bị kéo căng đến mức mà khớp gối trở nên khá lỏng lẻo.
- Cấp độ 3: Đây là cấp độ nguy hiểm, đây là trường hợp đứt hoàn toàn phần dây chằng chéo trước. Cấp độ này liên quan đến việc dây chằng chéo trước bị đứt rời và không thể kiểm soát được xương bánh chè.
Chẩn đoán
Trước khi có thể đưa ra phác đồ điều trị, các bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp sẽ khám tổng thể và phân biệt chính xác là dây chằng nào bị tổn thương. Và theo đó là mức độ chấn thương ra sao, phạm vi có thể chuyển động của đầu gối bị chấn thương và so sánh với đầu gối còn lành lặn bằng những phương pháp thăm khám lâm sàng. Phần đầu gối sẽ được kiểm tra, phân tích và đánh giá mức độ tổn thương thông qua độ sưng, bầm, biến dạng, hay tình trạng tràn dịch khớp gối (nếu có)… Với chấn thương dây chằng chéo thì sự ổn định của phần khớp gối chính là yếu tố quan trọng nhất.
Mổ dây chằng chéo trước mất bao lâu thì đi được?
Với những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì sẽ phải mổ dây chằng chéo trước. Khả năng hồi phục sau khi phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước còn tùy thuộc rất nhiều vào từng cá nhân. Nhưng thời gian phục hồi trung bình để bệnh nhân có thể đi lại như bình thường được thì phải mất khoảng 2 đến 3 tháng.
Tuy nhiên, đối với những người thường xuyên chơi thể thao hay các vận động viên, sau khi mổ tái tạo dây chằng chéo trước thì có thể phải mất khoảng 7 đến 9 tháng mới hoàn toàn có thể hồi phục và sẵn sàng cho các hoạt động thể thao như trước đây. Và chú ý là trong quá trình hồi phục, người bệnh có thể phải sử dụng thêm nạng hoặc nẹp giúp cố định đầu gối.
Với trường hợp như vậy thì vật lý trị liệu đóng một vai trò rất quan trọng giúp phục hồi sau khi bị đứt dây chằng chéo trước. Các bài tập giãn cơ và tăng cường sức khỏe cũng có thể giúp người bệnh giảm đau và giảm sưng; giúp đầu gối được linh hoạt hơn và mở rộng phạm vi chuyển động của khớp gối, làm tăng cường sức mạnh cho vùng xung quanh đầu gối và mang đến cảm giác cân bằng cho người bệnh.
Một số biện pháp phòng ngừa đứt dây chằng chéo trước
Tuy rằng đứt dây chằng chéo trước là bệnh khá dễ điều trị. Thế nhưng khi bạn gặp chấn thương này thì sẽ mất rất nhiều thời gian và tiền bạc vào đó. Chính vì vậy mà các bạn nên thực hiện một số biện pháp phòng ngừa chấn thương đứt dây chằng chéo trước như sau:
- Khởi động thật kỹ trước khi chơi thể thao như: bóng đá, bóng rổ,…
- Thường xuyên tập các bài tập giúp tăng cường phần cơ bắp chân, giúp đảm bảo sự cân bằng giữa sức mạnh và cơ chân.
- Tập luyện các bài tập giúp tăng cường sức mạnh các vùng hông, xương chậu và bụng dưới.
- Tập thêm một số kỹ thuật như nhảy, xoay, chuyển hướng và tiếp đất an toàn để có thể hạn chế chấn thương.
- Khi chơi các môn thể thao, phải hạn chế tối đa những trường hợp va chạm mạnh với đối phương.
- Bổ sung những loại thực phẩm tốt cho xương.
Đọc Thêm: Đứt dây chằng chéo trước TOP10 câu hỏi không nên bỏ qua
Dịch vụ khám bệnh tại nhà uy tín và chất lượng
Dr. Quynh – bác sĩ cơ xương khớp nổi tiếng, chuyên điều trị các bệnh về khớp do thoái hoá gây đau, gãy xương do chấn thương hay các bệnh lý. Đơn vị cũng cung cấp dịch vụ phẫu thuật dây chằng, mổ thay khớp gối – khớp háng với đội ngũ y bác sĩ vô cùng chuyên nghiệp với chuyên môn cao.
Đội ngũ tại đây gồm các sĩ Chuyên khoa Chấn Thương Chỉnh Hình – Y Học Thể Thao. Ngoài ra, tại Dr. Quynh còn có đội ngũ các Bác sĩ gia đình giúp khám cho bệnh nhân ngay tại nhà vô cùng tiện lợi và nhanh chóng hơn nhiều khi các bệnh viện bị quá tải. Các bác sĩ khám tại nhà đảm bảo dành nhiều thời gian để khám bệnh kỹ lưỡng, tư vấn chi tiết nhất cho bệnh nhân và người nhà.
Đội ngũ các Bác sĩ tại Dr. Quynh có chuyên khoa sâu, và nhiều năm kinh nghiệm, hợp tác với các Bệnh viện tư nhân trên khắp các thành phố cả nước với hệ thống máy móc vô cùng hiện đại như máy Siêu âm, CT, Xquang, MRI, Nội soi,… cùng hệ thống xét nghiệm đầy đủ các chuyên khoa như khoa Nội, Ngoại, Nhi, Sản, Tai Mũi Họng, Mắt.
Ngoài ra, đơn vị cũng cung cấp dịch vụ vật lý trị liệu và phục hồi chức năng. Cụ thể là tập vật lý trị liệu cho các bệnh nhân bị tai biến với phương pháp là tập vận động tránh cứng khớp, tập ho, tập nuốt,… Đưa ra các bài tập phục hồi chức năng cho các bệnh nhân sau chấn thương như chấn thương dây chằng chéo trước, tai biến…
Thông tin liên hệ:
Số điện thoại: 093 623 16 99
Email: DrQuynh.com@gmail.com
Website: https://drquynh.com/
Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi mổ dây chằng chéo trước bao lâu thì đi được? Hy vọng bài viết đã đem lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích để giúp cho bản thân và người thân. Nếu bạn vẫn còn có thắc mắc về bài viết, hãy để lại câu hỏi dưới phần bình luận, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn ngay lập tức.