Hiện nay, việc tự tạo ra một khu vườn nhỏ trên ban công tại ngôi nhà của mình đang ở đang là xu hướng, bởi vì việc đầu tư cho một khu vườn tại một khoảng đất rộng đang là điều khó thực hiện với nhiều gia đình ở đô thị. Đi cùng với đó, việc trồng cây trong chậu hay khay là điều cần thiết để có thể trồng nhiều loại và tiết kiệm được diện tích nhất. Sau khi đã sắp xếp được và chuẩn bị xong mọi thứ, bạn có biết cách trộn giá thể trồng cây như thế nào không. Cùng tham khảo ngay các công thức trộn giá thể trồng cây chậu trong nhà và ngoài vườn dưới đây.

Giá thể là gì?

Giá thể được biết là một tên gọi chung cho hỗn hợp các loại vật liệu có thể giữ được nước, tạo nên độ thoáng cho sự phát triển của cây. Hỗn hợp này sẽ được dùng đơn lẻ hoặc trộn lại để phù hợp cho đặc điểm và tận dụng ưu điểm từng loại.

Giá thể để trồng cây là một vật liệu giúp cho bộ rễ của cây có thể bám vào hút nước, chất dinh dưỡng cho cây trồng. Đồng thời giá thể cũng chính là môi trường giúp cho cây có thể đứng vững. Hiện nay có rất nhiều loại giá thể và được chia làm 2 nhóm:

Giá thể hữu cơ

Giá thể hữu bao gồm nhiều vật liệu như mụn dừa, tro trấu, dớn, các loại mùn cưa, peatmoss, vỏ thông…. Đặc điểm của những loại vật liệu này là có dinh dưỡng, dễ phân hủy và cũng có thể thay đổi pH, đặc tính của mình trong quá trình trồng cây.

Giá thể vô cơ

Giá thể vô cơ hay còn gọi là giá thể trơ là những loại giá thể khó hay lâu phân hủy. Chúng ít bị thay đổi các tính chất quan trọng như pH, EC trong quá trình sử dụng hoặc gây thay đổi tính chất của các vật liệu khác.

Các loại giá thể vô cơ mà chúng ta thường gặp như: cát, rockwool, vật liệu đất nung, các loại đá khoáng như perlite, pumice, vermiculite.

Tiết Lộ Cách Trộn Đất Trồng Cây - Mọi Người Đã Làm Đúng Chưa?

Nếu như bạn đang bắt đầu gieo hạt, giâm cành để ra rễ, ươm cây trong nhà, hay trồng các thùng chứa ngoài sân và trong giỏ treo, giá thể là chất trồng lý tưởng riêng cho cây trồng trong chậu. Tất cả các hỗn hợp giá thể nào tốt thì đều có những điểm chung sau:

  • Chúng giúp thoát nước tốt hơn đất được lấy trực tiếp từ vườn
  • Giá thể sẽ có kết cấu nhẹ hơn
  • Nó sẽ dễ dàng khi xử lí và nhất quán

Giống như các loại giá thể trong thương mại, bạn có thể tạo ra được nhiều hỗn hợp giá thể khác nhau, mỗi loại đều có kết cấu, hàm lượng dinh dưỡng, mật độ và khả năng lưu giữ nước khác nhau, tất cả đều rất phù hợp với nhu cầu cây trồng.

Cách trộn giá thể trồng cây cảnh đơn giản mà hiệu quả

Lựa chọn cẩn thận các loại thành phần và kết hợp chúng theo những tỉ lệ chính xác để điều chỉnh từng loại đất trồng kiểng lá cho những nhu cầu cụ thể của từng loại cây. Ví dụ:

  • Khi bắt đầu gieo hạt và giâm cành cho ra rễ, tốt nhất nên chọn sử dụng giá thể có có kết cấu mịn, nhẹ. Mụn dừa chính là lựa chọn phù hợp cho mục đích gieo hạt.
  • Trồng cây trong các loại chậu và cây bụi nên sử dụng hỗn hợp nào có chứa nhiều cát thô hoặc vỏ thông.
  • Trồng cây xương rồng hay cây mọng nước thì nên sử dụng giá thể có kết cấu cát hoặc đá perlite.
  • Khi trồng hỗn hợp nhiều loại cây hằng năm, cây lâu năm, rau và các loại cây nhiệt đới, loại giá thể phù hợp nhất là loại tổng hợp đa năng, loại bầu đó thích hợp để trồng nhiều loại cây khác nhau. Đất có nhiều phần sét, đất pha cát là lựa chọn phù hợp.

Thành phần quan trọng trong các loại giá thể

Xơ dừa trồng cây - Loại giá thể số 1 được nhà vườn khuyên dùng - Agri.vn

Hầu hết các loại giá thể thương mại hoặc giá thể tự trộn đều bao gồm sự pha trộn từ các thành phần sau:

Xem Thêm:   99+ Mẫu Vẽ Tranh Tường Mầm Non Đơn Giản, Ngộ Ngĩnh Hiện Đại Đẹp

Rêu than bùn Sphagnum

Thành phần chính có trong hầu hết các loại đất trồng trộn trong giá thể là rêu than bùn sphagnum. Là một loại vật liệu rất ổn định, than bùn sẽ mất nhiều thời gian để phân hủy và được bán rộng rãi. Nó sẽ tự giãn ra mà không cần thêm nhiều, và khi ướt thì lại giữ nước khá tốt.

Rêu than bùn Sphagnum có khả năng thoát nước tốt và thoáng khí tốt, nhưng nó lại rất ít chất dinh dưỡng sẵn có và có độ pH axit, thường sẽ nằm trong khoảng 3,5 – 4,5. Đá vôi được thêm vào phần giá thể làm từ than bùn để giúp cân bằng được độ pH. Tỉ lệ trộn thường là 12,7g vôi cho thêm 22,7kg rêu than bùn.

Xơ dừa

Là một loại sản phẩm phụ của ngành công nghiệp dừa, xơ dừa sẽ hoạt động rất giống rêu than bùn Sphagnum. Nó sẽ có nhiều chất dinh dưỡng hơn rêu than bùn và cũng có khả năng phân hủy lâu hơn. Độ pH của xơ dừa là ở mức trung tính.

Giá thể đất trồng cây - Thế giới giá thể, đất trồng cây

Hiện nay xơ dừa vẫn thường được bán dưới dạng nén, sợi xơ dừa đã được nhiều người coi là bền vững hơn là rêu than bùn. Tại Việt Nam, xơ dừa chính là một loại giá thể được sử dụng nhiều nhất và hầu hết những các loại cây trồng trong nhà kính đều sẽ sử dụng xơ dừa trộn với một số loại giá thể khác dùng để làm giá thể.

Mụn dừa là loại giá thể được sử dụng nhiều nhất. Loại giá thể này hiện có giá thành rẻ, nguyên liệu sẵn có và xử lý lại tương đối dễ. Mụn dừa có đặc điểm là rất tơi xốp, giữ ẩm tốt, dễ phối trộn và kết hợp với nhiều loại giá thể khác. Mụn dừa có nhiều xơ sợi thì sẽ thoát nước được tốt hơn. Nhược điểm lớn nhất của mụn dừa chính là cần phải xử lý chất chát và muối có ở bên trong trước khi trồng.

Nói về xơ dừa, cần chú thích thêm rằng xơ dừa là danh từ chung mà mọi người sử dụng khi đề ca đến giá thể – chất trồng được chế biến từ vỏ trái dừa. Thực ra có nhiều loại sản phẩm phù hợp cho từng loại cây trồng khác nhau nhưng phổ biến nó được chia thành: mụn dừa, xơ dừa, và mảnh dừa. Chúng cũng được trộn theo những tỉ lệ khác nhau đề phù hợp hơn nữa với từng loại cây trồng.

Tro trấu

Tro trấu cũng là một loại giá thể khá phổ biến với số lượng dồi dào. Nước ta chính là nước nông nghiệp, với khối lượng xuất khẩu gạo hàng năm nhất nhì trên thế giới thì nguồn vỏ trấu cung cấp để làm giá thể cho việc trồng cây rất lớn. Trấu sống sẽ có đặc tính thoát nước tốt, thời gian phân hủy cực lâu, phù hợp để những loại cây trồng cần độ thông thoáng cao. Trấu sống thường có nhược điểm là còn nhiều cám gạo, lẫn các hạt lúa nên trong quá trình sử dụng có thể bị bệnh nấm mốc, lúa con mọc lên nhiều.

Những loại giá thể phổ biến trong nông nghiệp - HiFarm

Để có thể khắc phục nhược điểm này, người ta sẽ đem tro trấu đi đốt để tạo ra sản phẩm tro trấu. Tro trấu có 2 loại:

  • Trấu hun hay còn gọi là trấu sống được đốt trong điều kiện bị thiếu oxy. Vỏ trấu còn được giữ nguyên vẹn về hình dạng cho nên đặc tính thoát nước khá tốt vẫn được giữ. Bên cạnh đó thì mầm bệnh cũng được xử lý.
  • Trấu đốt hay là tro trấu là giá thể chúng ta thường thấy nhiều nhất của giá thể trấu. Khi đốt trấu sống ở trong điều kiện thiếu oxy sẽ hình thành tro trấu. Giá thể loại tro trấu thì giữ ẩm tốt, chứa nhiều chất kali nhưng dễ bị bí, nén.

Đá trân châu (đá perlite)

Perlite là một loại đá núi lửa đã được khai thác. Khi nó bị nung nóng thì sẽ nở ra làm cho các hạt đá trân châu có vẻ ngoài trông giống như những quả bóng xốp nho nhỏ, màu trắng. Perlite chính là một chất bổ sung nhẹ, vô trùng dành cho hỗn hợp giá thể đóng bao hoặc tự làm tại nhà.

Hướng dẫn trồng rau dền trong thùng xốp cực dễ, hiệu quả cao

Nó sẽ vẫn giữ được trọng lượng gấp 3 đến 4 lần trọng lượng của nó ở trong nước, tăng không gian và giúp cải thiện hệ thống thoát nước. Với độ pH trung tính, đá trân châu hiện đang rất phổ biến và dễ được tìm thấy ở các cửa hàng vật liệu nông nghiệp

Xem Thêm:   Cầu thủ Việt Nam góp mặt trong top 60 cầu thủ trẻ triển vọng nhất thế giới

Đá Vermiculite (đá vơ mi)

Vermiculite chính là một khoáng chất được khai thác và được điều hòa bằng cách nung nóng cho đến khi nào nó nở ra thành các hạt nhẹ. Nó sẽ được sử dụng để tăng độ xốp của hỗn hợp đất trồng. Trong giá thể, vermiculite cũng giúp bổ sung canxi, magie và giúp tăng khả năng giữ nước của giá thể.

Cát

Cát thô giúp cải thiện khả năng thoát nước và tăng trọng lượng cho các loại giá thể. Giá thể dành cho xương rồng sẽ có tỷ lệ cát thô cao hơn trong thành phần để có thể đảm bảo việc thoát nước tốt.

Cách chăm sóc hoa hồng anh và kỹ thuật trồng chuẩn xác nhất

Đá vôi

Thêm đá vôi hoặc đá vôi dolomit đã nghiền mịn thành bột vào giá thể làm từ các loại than bùn để trung hòa độ pH của chúng. Sử dụng lượng khoảng 12,7g cho 22,7kg rêu than bùn. Các khoáng chất này đang được khai thác từ các hầm mỏ tự nhiên và dễ dàng tìm thấy.

Phân bón hữu cơ

Thêm các loại phân bón vào giá thể làm từ rêu than bùn vì những hỗn hợp này từ tự nhiên không chứa đủ chất dinh dưỡng để có thể hỗ trợ sự phát triển tối ưu của cây trồng. Một công thức giá thể để tự trộn tốt bao gồm một loại phân bón từ tự nhiên, có nguồn gốc từ sự kết hợp của các loại khoáng chất được khai thác, phụ phẩm của động vật, nguyên liệu thực vật chứ không phải là các loại phân bón có nguồn gốc từ các hóa chất tổng hợp

Gỗ vụn ủ

Gỗ vụn đã ủ sẽ có tác dụng giúp cho tăng kích thước lỗ xốp, giá thể cũng sẽ thoáng không khí, lượng nước cho vào trong giá thể cũng dễ dàng hơn. Loại này sẽ phân hủy rất chậm nhưng cũng có khả năng hấp thụ nito, vì vậy nếu có thêm bột huyết( blood meal) hoặc bột cỏ linh lăng là cần thiết khi sử dụng gỗ vụn ủ làm một thành phần trong giá thể. Gỗ vụn ủ thường bổ sung vào trong toàn bộ giá thể cho cây lâu năm và cây bụi trong chậu.

Cách trồng cây trong chậu chỉ trong 5 bước- Đơn giản và thuận tiện

Phân hữu cơ vi sinh

Chứa hàng tỷ vi khuẩn có lợi, cùng với khả năng giữ nước và với hàm lượng dinh dưỡng vượt trội, phân vi sinh chính là chất bổ sung tuyệt vời cho đất trồng. Bởi vì nó đóng một vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy cho sự phát triển khỏe mạnh của cây trồng, tuy nhiên, cũng không nên bổ sung vào giá thể dùng để ươm cây con vì lượng dinh dưỡng quá nhiều đối với cây con

Một giá thể hỗn hợp chất lượng tốt là nhẹ và mịn, các thành phần đều được trộn đều. Khi nó khô, nó sẽ không bị co lại đáng kể hoặc kéo ra khỏi các thành bên của vật chứa

Top 6 công thức tự trộn giá thể tốt nhất

Top 6 công thức trộn giá thể sau đây dùng đề trồng cây chậu trong nhà và ngoài vườn đã được tham khảo từ công thức của Jessica Walliser phù hợp với từng loại cây trồng. Có thể dựa vào các công thức dưới đây để điều chỉnh theo khối lượng bạn muốn sử dụng để trồng cây.

Cách trồng cây trong chậu chỉ trong 5 bước đơn giản

Giá thể cho các cây trồng trong chậu và cây bụi

  • 11,4kg phân compost
  • 9,5kg cát thô
  • 11,4kg rêu than bùn sphagnum hoặc là xơ dừa
  • 9,5 kg vỏ thông đã ủ
  • 11,4  kg đá trân châu
  • 25,5g vôi (nếu bên trên sử dụng rêu than bùn)
  • 51g phân hữu cơ
  • 12,7g bột hạt bông hữu cơ nếu như đang muốn trồng cây bụi ưa axit

Giá thể cho xương rồng

  • 11,4kg rêu than bùn sphagnum hay là xơ dừa
  • 3,8 kg đá trân châu
  • 3,8 kg vermiculite
  • 7,6 kg cát thôi
  • 25,5g vôi nếu bên trên sử dụng rêu than bùn

Thay chậu cây cảnh như thế nào? - cayxanhsybros.com

Giá thể cho việc gieo hạt

  • 7,6 kg rêu than bùn hay là xơ dừa
  • 7,6 kg vermiculite
  • 3,8 kg cát thô
  • 38.3 g vôi nếu bên trên sử dụng rêu than bùn

Giá thể để trồng cây con

  • 7,6 kg rêu than bùn sphagnum hay laf xơ dừa
  • 7,6 kg vermiculite
  • 3,8 kg phân hữu cơ mịn
  • 38.3g vôi nếu bên trên sử dụng rêu than bùn
  • 25,5 g phân hữu cơ dạng hạt

Giá thể cho cây trồng trong nhà

  • 7,6kg rêu than bùn sphagnum hay là xơ dừa
  • 5,7 kg đá trân châu
  • 102 g vôi nếu bên trên sử dụng rêu than bùn
  • 25,5 g phân hữu cơ dạng hạt
Xem Thêm:   Top 10+ Sữa Rửa Mặt Trị Mụn Cho Da Dầu, Da Hỗn Hợp Tốt Nhất 2022

6 cây cảnh điềm lành, ưa bóng râm, trồng ngay 1 cây để có đón năm mới may mắn, phát tài phát lộc

Giá thể cho cây rau và hoa nhiệt đới

  • 22,7 kg rêu than bùn sphagnum hay là sợi xơ dừa
  • 17kg đá trân châu
  • 22,7 kg phân compost
  • 12,7g vôi nếu bên trên sử dụng rêu than bùn
  • 51g hoặc 25,5 g phân hữu cơ dạng hạt

Nếu như bạn chưa tìm được đủ nguồn nguyên liệu, và việc trộn các loại giá thể tại nhà khá khó khăn, bạn cũng có thể tham khảo các sản phẩm đất trồng/giá thể thương mại bán sẵn  cho từng cây bán trên thị trường.

Cách trộn giá thể trồng cây

Đầu tiên cần phải khui hết tất cả các bao đã chuẩn bị gồm 4 bao đất, 1 bao chứa phân bò, 1 bao xơ dừa và 1 bao trấu sống để đổ hết ra sân, sau đó thêm 1 bao 10kg phân trùng quế và 5kg phân gà để đổ bên trên đống mà mình đã chuẩn bị sẵn.

Khi đổ đất tribat, phân cùng với giá thể ra đất nên đổ chung một chổ để có thể trộn cho dễ, vì dù gì thì các thành phần trên cũng cần phải hòa trộn vào nhau.

Hướng dẫn chi tiết 6 bước sang chậu và thay đất cho cây | Quang Cảnh Xanh

Quan trọng là khi trộn đất trồng cây bắt buộc phải có các khuẩn emuniv và nấm đối kháng trichoderma nano.

Khi thực hiện cách trộn giá thể trồng cây chúng ta nên chuẩn bị thật kỹ chủng nấm đối kháng trichoderma nano này, bởi vì loại nấm đối kháng này sẽ là tác nhân xử lý xenlulozo của trấu sống và xơ dừa. Và cũng xử lý luôn một số phân hữu cơ để giúp cho toàn bộ quá trình trộn đất trồng cây sẽ thêm giàu dinh dưỡng, giàu vi sinh hơn, hơn nữa thì nấm đối kháng trichoderma nano khi trộn vào trong đất trồng cây, khi phát triển nó cũng giúp kìm hãm sự tăng trưởng của các loại nấm, vi khuẩn nào gây hại khác.

Sau khi đã trộn các thành phần theo tỷ lệ 4:1:1:1 lại cùng với nhau thì chúng ta tiếp tục rắc nấm đối kháng và chế phẩm emuniv lên phần bên trên và trộn qua trộn lại đều tay.

Trộn qua một lần rồi sau đó trộn lại thêm một lần nữa, cố gắng trộn càng đều càng tốt.

Vậy là đã trộn xong rồi, cách trộn đất trồng cây này sẽ đảm bảo phù hợp với các tất cả các loại cây. Từ cây ăn quả được trồng trong chậu, đến trồng rau trên sân thượng. Thậm chí cũng có thể áp dụng được công thức này cho quy mô canh tác lớn như trong các nông trại, các mô hình trồng rau sạch.

Kẻ giết cây con thầm lặng- 8 thứ bạn không nên cho vào đất ươm cây con – Vườn ươm Lina

Như vậy thì với cách trộn đất trồng cây như thế này thì ai cũng có thể ra chậu và trồng cây ngay lập tức được rồi. Còn ai kỹ hơn nữa thì có thể ra chậu rồi dùng màng nilon đậy vào để ủ thêm khoảng 1 tuần nữa rồi sau đó mới trồng, với cách này thì hiệu quả sẽ còn nhân đôi nữa.

Khi áp dụng cách trộn giá thể trồng cây này đảm bảo không cần lo ngập úng rễ cây khi tưới nước, cây phát triển cực tốt không lo mầm bệnh tấn công.

Tùy vào từng loại cây cũng như từng giai đoạn khác nhau mà chọn ra chậu thích hợp, nhưng dù cho trồng với loại cây nào đi chăng nữa thì đất trộn trồng cây cũng sẽ là như nhau, khác nhau chính là đất trộn trồng cây vào chậu trồng cây ăn quả thì sẽ có số lượng đất nhiều hơn vào chậu dùng riêng để trồng rau sạch.

Có một thực trạng đó chính là sử dụng gì càng nhiều thì nó càng hao, trộn đất để trồng cây cũng vậy, càng trồng nhiều thì chắc chắn lượng phân bón và dinh dưỡng càng bị mất dần, ngoài ra thì ánh sáng mặt trời cũng là một nguyên nhân gây nên các tình trạng cạn kiệt dần dinh dưỡng của đất trộn trồng cây. Khi mà ánh sáng chiếu trực tiếp lên phần đất trồng sẽ làm nước cộng thêm với chất dinh dưỡng và phân bón trong đất bị bốc hơi theo. Để tránh tình trạng phân bón cùng chất dinh dưỡng bị bốc hơi quá nhanh thì bạn nên tìm hiểu sản phẩm lưới che nắng để có thể bảo vệ cây tốt hơn.

Để bón các loại chất dinh dưỡng cho đất trộn trồng cây sau một khoảng thời gian sử dụng, bạn sẽ chỉ cần đổ đất cũ trong chậu ra, pha thêm các loại phân gà, phân bò ủ hoai, nấm đối kháng trichoderma nano như là cách trộn đất trồng cây bên trên là có thể sử dụng lại được rồi.

Cách trộn đất trồng hoa hồng bằng xơ dừa tốt nhất

Vậy, để được tư vấn và hỗ trợ chọn mua loại đất trồng cây nội thất, xin mời bạn liên hệ shop Giá Thể theo thông tin sau:

  • Hotline / zalo: 0345791468 (Mr. Hoàng – Mua lẻ) – 0368 003 139 (Mr. Học – Mua sỉ)
  • Website: https://giathe.vn/
  • Địa chỉ: Số 9, Phan Thúc Duyện Phường 4, Tân Bình., TPHCM

Trên đây chính là những thông tin hữu ích về cách trộn giá thể trồng cây đơn giản dễ thực hiện mà nhiều bạn đọc đang quan tâm. Hy vọng, thông qua bài viết, bạn đọc sẽ biết cách và có thể tự chăm sóc được những chậu cây thật đẹp.

Về Tác Giả

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *