Sau khi tiêm filler kiêng gì? Đó là câu hỏi mà hầu như đa số khách hàng đều quan tâm sau khi thực hiện liệu trình tiêm filler làm đẹp.
Sau tiêm filler chắc chắn không thể bỏ qua những kiêng khem về chế độ dinh dưỡng cũng như vận động. Căn cứ theo khoa học, sau tiêm filler cần kiêng cữ gì? Chi tiết danh sách những món ăn, hoạt động cần kiêng cùng cách chăm sóc đúng chuẩn nhất sạu khi tiêm filler đã được chúng tôi đúc kết dưới đây. Mời chị em tham khảo!
Tiêm Filler là gì?
Filler là một loại chất làm đầy có cấu tạo chính từ hợp chất Axit Hyaluronic. Tiêm filler là đưa một lượng chất làm đầy nhất định vào bên dưới lớp mô mềm để giúp vùng đó được tiêm căng đầy lên. Những chuyên viên, bác sĩ thẩm mỹ sẽ dùng chất làm đầy này để tạo hình, tăng độ đầy cho vùng sống mũi, má, cằm, trán, ngực… tùy ý của người sử dụng.
Có thể tiêm filler vào những bộ phận nào?
Hiện nay, tiêm filler được ứng dụng vào nhiều bộ phận cơ thể, bao gồm:
- Vùng dưới mắt
- Sống mũi
- Căng kéo khuôn mặt
- Môi, má, cằm
- Mông và ngực
Vì sao cần kiêng cữ sau khi tiêm Filler làm đẹp?
Theo các chuyên gia và bác sĩ thẩm mỹ chia sẻ, Filler là một chất làm đầy không gây hại đối với cơ thể con người, hợp chất này được ứng dụng để giúp mọi người làm đẹp hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, nếu muốn đảm bảo chất lượng và hiệu quả mà Filler mang đến là tốt nhất, thì việc kiêng cữ sau khi tiêm là điều vô cùng cùng quan trọng. Bởi điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phục hồi, ổn định & khả năng giúp Filler định hình khung sườn trong mô da.
Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng nếu sau khi tiêm Filler ăn một số thực phẩm chứa hàm lượng Natri quá nhiều trong các ngày đầu, 80% khả năng sẽ gây ra các biến chứng như sưng, mưng mủ, viêm nhiễm và đau nhức nhiều ngày liên tục… Nếu trường hợp nặng, cơ thể sẽ không sinh ra kháng thể để chống lại sẽ khiến mô da bị hoại tử gây biến dạng khuôn mặt.
Chính vì thế, nhiều người thắc mắc sau khi tiêm Filler kiêng gì, Tiêm filler mũi giữ được bao lâu? để tránh gây ảnh hưởng đến quá trình phục hồi da, ổn định vị trí tiêm chất làm đầy để giúp đạt kết quả thẩm mỹ tốt nhất. Hãy tham khảo ngay những thực phẩm cần kiêng cữ dưới đây nhé!
Tiêm Filler cần kiêng gì?
Tiêm filler như nâng mũi, làm đầy gò má, nâng cằm là phương pháp không phẫu thuật nên không gây chảy máu, cũng không cần nghỉ ngơi, người tiêm có thể sinh hoạt cuộc sống bình thường.
Tuy nhiên, để kết quả sau khi tiêm filler hiệu quả và ổn định lâu dài thì tốt nhất, bạn nên kiêng khem trong thời gian đầu.
Sau khi tiêm filler cần kiêng ăn gì?
Bình thường, mỗi nhóm thực phẩm đều mang lại những giá trị dinh dưỡng khác nhau cho cơ thể. Tuy nhiên, khi cơ thể vừa trải qua một quá trình thẩm mỹ (dù phẫu thuật hay không phẫu thuật) thì một số loại thực phẩm lại có thể trở thành “khắc tinh”.
Tiêm filler cần kiêng ăn gì? Tất cả các món ăn được chế biến từ những loại thực phẩm như: tôm, cua, cá,… đều bị cấm dùng trong vòng 2 tuần – 4 tuần sau khi bạn tiêm filler.
Tính chất tanh cùng lượng dư đạm có thể gây ra một số cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, nổi mẩn đỏ vùng mặt và cơ thể. Để hạn chế tối đa các tình trạng dị ứng sau khi thực hiện tiêm filler, khách hàng nên tạm dừng ăn các món hải sản trong thời gian này.
Món ăn từ gạo nếp
Xôi, bánh nếp, bánh chưng,v.v… là câu trả lời cho kiêng ăn gì sau khi tiêm filler. Đồ nếp có đặc điểm là dễ gây viêm, mủ cho các vết thương hở.
Nếu để vùng mới tiêm filler bị nhiễm trùng thì nhiều hậu quả khôn lường sẽ ảnh hưởng tới kết quả cải thiện nâng vùng cơ và tác động nghiêm trọng đến sức khỏe.
Thịt gà và trứng gà
Sau khi tiêm filler chỗ tiêm có bị sưng không? Thông thường chỉ có dấu hiệu sưng nhẹ sau 1 ngày – 2 ngày tùy cơ địa. Tuy nhiên, nếu trong thời gian này chị em ăn các món ăn từ trứng gà, thịt gà thì tình trạng sưng nhức có thể sẽ xuất hiện.
Rau muống
Nằm trong danh sách những loại rau phổ biến, nhiều dinh duõng trong các bữa ăn thường nhật. Nhưng với người vừa thực hiện tiêm filler xong thì rau muống là thực phẩm tối kị. Sẹo xấu có thể xuất hiện sau khi hồi phục nếu bạn không may ăn rau muống.
Các thực phẩm chứa nhiều Natri
Điều quan trọng mà các bác sĩ muốn mọi người nhớ về vấn đề tiêm Filler kiêng ăn gì, đó chính là hạn chế hoặc tốt nhất là không dùng các thực phẩm chứa nhiều hàm lượng Natri. Tức là các thực phẩm được ướp nhiều muối hay bảo quản với lượng muối lớn. Các thực phẩm có nhiều loại chất này chính là phomat, thịt cá đóng hộp, xúc xích, rau củ muối, bánh quy,…
Hàm lượng Natri tăng cao trong cơ thể sẽ khiến vùng da mới tiêm Filler sưng phù nề nghiêm trọng, thậm chí là có thể khiến vết thương hở bị lỡ loét, nhiễm trùng và hoại tử. Vì thế cần tránh ăn các thực phẩm có chứa hàm lượng Natri nhiều.
Hạn chế ăn một số gia vị
Đối với các loại gia vị, chúng ta không cần quá kiêng cữ, nhưng theo các bác sĩ sau khi thực hiện tiêm Filler không nên ăn quá nhiều các loại gia vị như hành, ớt, tiêu, tỏi… Điều này giúp quá trình phục hồi vết thương ổn định hơn, tự nhiên hơn, không bị tác động xấu, gây cản trở quá trình táii tạo hình thành mô da mới.
Kiêng hoạt động mạnh và va chạm tới vùng tiêm
Ngoài thực đơn ăn uống, tiêm filler cần kiêng thêm gì? Trong sinh hoạt hằng ngày, chị em cũng cần lưu tâm kiêng giữ cho dáng vùng đã tiêm bền đẹp.
- Hoạt động thể chất, chạy bộ, nhảy nhót… không nên thực hiện trong thời gian vừa tiêm xong filler.
- Công việc làm nặng, thường xuyên tác động đến vùng đã tiêm filler cần được hạn chế tối đa.
- Bảo vệ, tránh những tổn thương, va đập từ ngoài lên vùng tiêm filler
- Không massage vùng vừa được tiêm (mũi, trán, cằm,…) ít nhất 10 ngày đầu tiên
Bởi giống như chất liệu độn, filler tiêm vào dưới da cần thời gian để ổn định, hòa hợp và bao bọc bởi các mô cơ sụn cấu trúc. Trước khi thực sự bình phục thì mọi di chuyển, vận động của khu vực được tiêm đều có thể khiến gương mặt biến dạng, cong lệch vẹo. Như vậy ngoài việc tránh vận động mạnh bạn cũng cần có nhiều kiến thức thẩm mỹ để có thể làm đẹp an toàn nhất có thể.
Hạn chế xông hơi, massage, sử dụng chất kích thích.
Sau tiêm filler cần chăm sóc thế nào?
Sau khi tiêm filler mũi, môi, cằm,… ngoài nắm rõ những thực phẩm kiêng ăn, hoạt động kiêng làm thì khách hàng cũng phải thực hiện đúng chế độ chăm sóc khoa học mà bác sĩ đã đưa ra.
Giảm đau sưng
Một số biểu hiện sau khi tiêm filler: bị đau, tím, sưng… có thể xảy đến với một số trường hợp cơ địa nhạy cảm. Nếu gặp hiện tượng này, khách hàng cần thực hiện chườm đá tích cực trong vòng 02 ngày liên tiếp, mỗi ngày chườm 03 lần.
Chị em tuyệt đối không chườm ấm hay tiếp xúc với hơi ấm sau tiêm filler: trứng nóng, xông hơi, tắm nước nóng, nấu bếp trong điều kiện nóng bức,… ít nhất là 1 tuần.
Nên uống nhiều nước
Cơ thể sẽ được nạp một lượng muối nhất định thông qua bữa ăn hàng ngày. Chúng sẽ khiến cơ thể bạn tốn nhiều thời gian phục hồi hơn sau khi tiêm filler làm đẹp. Hãy cố gắng uống nhiều nước mỗi ngày để cơ thể thanh lọc được và loại bỏ bớt lượng muối dư thừa khỏi cơ thể. Theo chỉ dẫn của các bác sĩ, khách hàng nên uống 1 ngày 2 – 3 lít nước lọc tùy cân nặng, thể trạng của từng người.
Nhằm tăng khả năng thanh lọc của cơ thể, chị em có thể kết hợp thêm với 1 lát chanh mỏng hoặc dưa leo. Trong hai thực phẩm này có lượng chất chống viêm tự nhiên giúp cơ thể hạn chế tình trạng bị sưng tấy và đau nhức. Chị em cũng nên hạn chế uống những sản phẩm chứa chất kích thích như bia rượu, thậm chí là nước ngọt.
Ăn uống khoa học
Cách chăm sóc sau tiêm filler tốt nhất là ăn uống với thực đơn dinh dưỡng và khoa học. Bên cạnh đó, bổ sung mỗi ngày 1 cốc nước ép hoa quả sau khi ăn kết hợp ăn thêm những món mau lành như: rau xanh, củ quả màu đỏ, chứa nhiều vitamin.
Tiêm Filler cần kiêng ăn trong bao lâu?
Sau khi đã biết tiêm Filler kiêng ăn gì để đảm bảo quá trình phục hồi vết thương nhanh chóng, ổn định nhất thì chúng ta cũng cần lưu ý đến thời gian kiêng cữ, giúp đảm bảo hiệu quả thẩm mỹ cao nhất.
Theo các bác sĩ, việc tiêm Filler kiêng ăn gì và kiêng trong bao lâu sẽ tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng tốt nhất, an toàn nhất cho sức khỏe người tiêm. Thì cần kiêng ăn các nhóm thực phẩm trên trong vòng 10 – 15 ngày. Bởi sau 30 ngày, những bộ phận được tiêm Filler mới ổn định hẳn, nên kiêng cữ trong vòng khoảng 2 tuần để vết thương phục hồi tốt hơn.
Bên cạnh đó, hãy gắng ăn thật nhiều các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, uống đủ nước,… để hỗ trợ kích thích phục hồi vết thương nhanh chóng.